๑๑۩۞۩๑๑ NCL - Home ๑๑۩۞۩๑๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
 G-Dragon (999)
 xuanmien (552)
 hoangtuan2312 (402)
 note_death (318)
 oh_my_heart (288)
 baby.kul_laem (227)
 kun_nghen (206)
 Vjp_Nghen (185)
 xomhuyen_no.1 (155)
 Eden (139)
Similar topics
Bài Viết MớiTab mớiThống kê

Share | 
 

 M7 Can Lộc chuyển đổi - Một chặng đường gian nan

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
G-Dragon
Level 32
Level 32
G-Dragon

Bài gửi : 999
Điểm : 2322
Được cám ơn : 60
Tham gia : 09/02/2010
Đến từ : Rú Nghèn
Giới tính : Nam Tuổi : 35
Nghề nghiệp : Đi cày
Comments Đời chỉ đẹp khi ta có tiền.
Tình chỉ đẹp khi ta có thật nhiều tiền.
Thú nuôi : M7 Can Lộc chuyển đổi - Một chặng đường gian nan Rong10

AGE : 35 Kinh nghiệm: 999%
Sinh mệnh: 999/100
Pháp lực: 35/100

M7 Can Lộc chuyển đổi - Một chặng đường gian nan _
Bài gửiTiêu đề: M7 Can Lộc chuyển đổi - Một chặng đường gian nan   M7 Can Lộc chuyển đổi - Một chặng đường gian nan Empty11/03/10, 01:08 pm

[You must be registered and logged in to see this image.]

Tài chính vi mô Can Lộc ra đời cách đây hơn 10 năm, trong bối cảnh người dân tại huyện này được đánh giá là một địa phương nghèo, mà nông nghiệp là ngành nghề chủ đạo và cũng là duy nhất. Nguyên nhân chính của nghèo đói tại đây là do thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và đời sống1, người dân thậm chí phải bán cả lúa non trên đồng để chạy tiền.

Tài chính vi mô ra đời thực sự là một cứu cánh cho khoảng hơn 4000 hộ gia đình trực tiếp và cho nhiều thành phần kinh tế liên quan. Với nguồn vốn tài trợ ban đầu khoảng 800 triệu đồng, mở chương trình tại 1 xã, thì đến nay tài chính vi mô Can Lộc đã có quy mô nguồn vốn 12 tỷ đồng, hoạt động trên 8 xã vùng Trà Sơn của huyện và là một tác nhân quan trọng trong việc góp phần thay đổi bức tranh kinh tế của địa phương.
Tác dụng to lớn của TCVM tại Can Lộc không chỉ được người dân thừa nhận mà chính quyền huyện, tỉnh cũng đánh giá cao.
Trong quá trình hình thành và phát triển đó, TCVM Can Lộc đã trải qua các mô hình hoạt động khác nhau, tuy nhiên với mỗi mô hình mức độ phát huy được hiệu quả là công cụ giúp người nghèo tiếp cận với dịch vụ tài chính, phát triển xã hội là khác nhau.
Thời gian đầu mới thành lập, TCVM Can Lộc áp dụng mô hình hoạt động theo cụm nhóm, nghĩa là thành viên tham gia chương trình sẽ góp tiết kiệm cộng với một ít tiền từ chương trình cấp xuống, sau đó giải ngân ngay tại cụm, dạng như mô hình góp hội ngày nay, thành viên sẽ chờ đến lượt mình để được vay vốn.
Mô hình này hoạt động được một thời gian tuy nhiên nó cho thấy nhiều điều bất cập: Lý do thứ nhất thời đó thành viên gửi tiết kiệm ít, khoản tiền cho vay vì thế cũng không cao; thứ 2 do cán bộ cấp cụm quản lý, trình độ hạn chế nên gặp nhiều rủi ro; thứ 3 mỗi kỳ chỉ có 1 hoặc 2 thành viên được vay vốn theo sự bình bầu xét duyệt của nhóm.

Nắm bắt được những hạn chế đó, những người làm chương trình đã quyết định chuyển đổi theo một mô hình mới. Lần chuyển đổi này gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là các cụm trưởng không đồng tình, vì cho rằng khoản tiền lãi trong mấy năm tích lũy lại được tại cụm nên để lại cho cụm sử dụng. Các cuộc họp, các cuộc tuyên truyền đã được thực hiện, thậm chí chính quyền xã phải can thiệp mới giải quyết được vấn đề khúc mắc.

Năm 2002, 100% các quỹ tiết kiệm tín dụng được vận hành theo hình thức "quỹ - cụm - nhóm". Đây là một mô hình tốt, phát huy được sự tham gia của thành viên, giải quyết được 3 điều hạn chế của mô hình 1.
Mặc dù khắc phục được những hạn chế của mô hình thứ 1, tuy nhiên mô hình "Quỹ - cụm - nhóm" cũng không vì thế mà phát huy tối đa hiệu quả của chương trình, đặc biệt là khâu hiệu quả chi phí hoạt động. "Quỹ - cụm - nhóm" phải trang trải một lượng lớn chi phí vận hành hàng tháng, đó là chi phí trả phụ cấp cho cụm trưởng, lương cán bộ ban điều hành quỹ, và cán bộ huyện quản lý.

Trong lúc những người làm chương trình đang lúng túng trước việc chuyển đổi mô hình này theo hướng nào thì năm 2005 Nghị định 28 CP của Chính Phủ ra đời. Đây có thể coi là một định hướng, một sự hướng dẫn cho quá trình tiến lên chuyên nghiệp và bền vững của TCVM tại Can Lộc. Trong vòng 3 năm chuẩn bị cho quá trình lên chuyên, TCVM Can Lộc có phần nào đó giống với bóng đá Việt Nam thập niên trước, phải có giai đoạn chạy đà trước hết lên bán chuyên sau đó mới chuyên nghiệp thực sự.

Tài chính vi mô Can Lộc thực hiện các bước chuyển đổi khó khăn và đầy thách thức để chuẩn bị cho các yêu cầu của nghị định 28CP, mà có lẽ những người làm chương trình là những người thấm nhuần nhất. Ai cũng hiểu rằng chuyển đổi theo Nghị định 28 CP là một điều tất yếu phải làm bởi các lý do như: Nghị định 28, 165 và thông tư hướng dẫn thực hiện ra đời và có hiệu lực từ tháng 11 năm 08, các tổ chức TCVM chỉ có chuyển đổi mới tiếp tục được hoạt động theo mô hình cũ. Tổ chức AAV, đơn vị tài trợ chính ban đầu có công văn yêu cầu chuyển đổi chương trình theo định h ướng nghị định. Mặt khác, như phân tích ở trên bộ máy nhân sự quản lý cồng kềnh, kiêm nhiệm và chưa phát huy hết năng suất, quản lý thủ công và nhiều rủi ro, sai sót do đó tốn kém chi phí mà hiệu quả lại thấp. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn và quyết liệt, không chỉ các Ngân hàng Nhà Nước luôn đổi mới và hướng tới đối tượng khách hàng của tài chính vi mô mà bên cạnh đó sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính cũng tạo ra sự lựa chon phong phú cho khách hàng là người nghèo. Trong khi đó, phần lớn đội ngũ cán bộ phục vụ trong ngành TCVM chưa có chế độ xứng đáng, chưa đảm bảo ổn định cuộc sống, do đó họ cũng khó toàn tâm toàn ý cho tổ chức...

Mặc dù ai cũng biết những lý do chuyển đổi như vậy, tuy nhiên, quá trình chuyển đổi lên giai đoạn mới gặp nhiêu trở ngại và khó khăn:
- Chính quyền các xã có quỹ hoạt động, cho rằng Lợi nhuận của chương trình thuộc quyền quản lý của xã, như Mỹ Lộc, Đồng Lộc...( ý kiến tại buổi hội thảo diễn ra tại Cửa Lò)
- Khi cơ cấu lại bộ máy nhân sự một số cán bộ phải nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cũng như chế độ cho những người nghỉ việc làm sao cho xứng đáng với công lao họ đã bỏ ra.
- Cơ chế hợp tác trong mạng lưới M7 cũng chưa thực sự rõ ràng. Hình thức góp vốn 4 tổ chức hình thành một công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, việc quản lý đang thiếu nguồn nhân lực, chủ yếu đang làm kiêm nhiệm và chưa chuyên nghiệp.
- Trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng được theo quy định của Nghị đinh. Cán bộ chương trình phần lớn xuất thân từ hoạt động hội phụ nữ, nên hầu như chưa có bằng cấp chuyên môn, chỉ mới 3/24 người có bằng trung cấp kế toán, như vậy các chị muốn tiếp tục gắn bó với chương trình thì phải “nợ bằng” và phải đi học trong thời gian tới với áp lực phải có đủ bằng cấp, chứng chỉ trước khi Ngân hàng, thanh tra Nhà nước “sờ” đến.

Nhiều cuộc họp, cuộc hội thảo đã được thực hiện. Nhiêu cuộc tuyên truyền, phúc đáp, trả lời câu hỏi thành viên đã được diễn ra...TCVM Can Lộc đã và đang nỗ lực hết sức để khắc phục những khó khăn cho công cuộc chuyển đổi thành công mô hình.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và gian nan, tuy nhiên M7 Can Lộc kiên định chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo tuân thủ pháp luật và góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của chính phủ./.


Chữ kí của: G-Dragon
Về Đầu Trang Go down
http://wWw.nguoicanloc.very.vn
 

M7 Can Lộc chuyển đổi - Một chặng đường gian nan

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑๑۩۞۩๑๑ NCL - Home ๑๑۩۞۩๑๑ :: (¯`°•.¸¯`°• Đại gia đình dân Can Lộc •°´¯¸.•°´¯) :: -‘๑’- Tin tức quê nhà -‘๑’--
Chuyển đến 





Copyright ©2007 - 2008 by Forumotion.
Diễn đàn được xây dựng và phát triển bởi Cộng đồng member Can Lộc.
Forum chạy tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và độ phân giải màn hình máy tính là 1024 x 768
Ghi rõ nguồn "nguoicanloc.tk" khi phát hành lại thông tin từ website này.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.


Lượt truy cập
web site tracking stats
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất